Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Các kỹ thuật trồng thủy canh

Theo TS. Lê Quang Luân (trưởng phòng sinh học - Trung tâm hạt nhân TP.HCM), hiện nay có rất nhiều kỹ thuật thủy canh thông dụng được ứng dụng trong thực tế:

Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (h.1): rễ cây được tiếp xúc trực tiếp với chất dinh dưỡng. Màng mỏng (0,5 mm) cho dinh dưỡng chảy xuyên qua các kênh dẫn được làm bằng vật liệu dẻo. Hạt giống cùng với môi trường phát triển được đặt ở trung tâm của ống. Ở mép của hạt giống được kẹp vào màng mỏng để ngăn cản sự bốc hơi và ngăn không cho ánh sáng lọt qua. Môi trường cần cho sự phát triển hấp thu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây với tốc độ dòng chảy của dung dịch dinh dưỡng khoảng 2 - 3 lít/phút và chảy dọc suốt chiều dài của kênh dẫn.
Kỹ thuật dòng sâu (h.2): ở độ sâu 2 - 3 cm, dung dịch dinh dưỡng chảy xuyên qua ống nhựa đến những túi lưới nhựa có chứa cây được gắn vào trong ống. Túi nhựa chứa vật liệu trồng cây và phần dưới cùng của chúng tiếp xúc với dịch dinh dưỡng chảy vào ống. Các ống nhựa được sắp xếp trên mặt phẳng ngang hoặc theo chiều đứng dạng zigzag.

Kỹ thuật ngâm rễ (hay còn gọi là nuôi cấy tĩnh) (h.3, 4): túi nhựa được đặt ở vị trí khoảng 3 cm, phần đáy của túi nhựa ngập trong dung dịch dinh dưỡng. Một số rễ được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng và một số ít sẽ được treo ở khoảng không khí phía trên, có độ hút ẩm tương ứng.
Kỹ thuật nổi (h.5): thùng chứa có độ sâu khoảng 20 - 30 cm, được lót mặt trong với tấm kính polyethylen màu đen và dinh dưỡng. Cây trồng được thiết lập trong những túi nhựa nhỏ được gắn lên trên những tấm styrofoam hoặc bất kỳ đĩa mỏng nào và cho phép nổi trên dung dịch dinh dưỡng đã được chứa đầy trong thùng chứa. Dung dịch này được sục khí liên tục.
Kỹ thuật mao dẫn (h.6): dưới phần đáy chậu có các lỗ nhỏ. Những chậu này được đặt trong thùng chứa dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch dinh dưỡng ngấm vào giá thể bằng kỹ thuật mao dẫn.
Kỹ thuật túi treo (h.7): chiều dài túi khoảng 1 m, dạng hình trụ, màu trắng, bằng nhựa polyethylen mỏng, đã được xử lý qua tia UV. Túi này được làm đầy bằng xơ dừa đã được tiệt trùng. Túi có cấu tạo phần trên cùng gồm móc sắt để treo vào giàn, đồng thời tiếp xúc với ống dẫn dinh dưỡng. Dinh dưỡng sẽ thấm qua xơ dừa bằng kỹ thuật mao dẫn, ở phía đáy của túi có máng hứng dịch dinh dưỡng chảy ra từ túi nhựa.


Kỹ thuật túi (h.8): gồm các túi có chiều dài từ 1 - 1,5 m, bên trên màu trắng, bên dưới màu đen, bên trong chứa cơ chất. Những túi này có chiều cao 6 cm, chiều rộng 18 cm và được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Trên bề mặt có khoét các lỗ nhỏ để gieo hạt hoặc trồng cây con trên đó. Kỹ thuật này gồm có hai túi đặt song song nhau, ở giữa có ống dẫn môi trường dinh dưỡng. Từ các ống này có các ống nhỏ cung cấp môi trường dinh dưỡng cho các lỗ trồng cây con.
Kỹ thuật rãnh (h.9): đây là hệ thống mở (không tuần hoàn). Cây trồng sẽ được trồng trong các khe chứa giá thể, khe này có độ sâu khoảng 30 cm. Giữa các khe chứa giá thể là một khe nhỏ cho đường ống cung cấp môi trường dinh dưỡng. Các ống này sẽ cho dinh dưỡng vào những vị trí có cây trồng. Dinh dưỡng sẽ thấm qua giá thể và giữa mặt đáy của khe chứa giá thể.
Kỹ thuật chậu (h.10): cũng tương tự như kỹ thuật rãnh. Ở đây môi trường làm giá thể được đựng trong các chậu nhựa có lỗ ở đáy. Có một đường ống lớn cung cấp dinh dưỡng, từ các ống này có các ống nhỏ cung cấp dinh dưỡng cho từng chậu.
nguồn: khoahocphothong.com.vn

5 loại rau phun nhiều thuốc nhất

Dưới đây là danh sách những thực phẩm "ngậm" nhiều thuốc nhất, các chị em nên tham khảo và chọn lựa rau sạch cho gia đình.

5 loại rau phun nhiều thuốc nhất

Theo thống kê gần đây, hàng năm có hơn một nghìn người ngộ độc thực phẩm tại nước ta. Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, các loại rau quả với dư lượng hóa chất vượt mức cho phép là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ở mức độ nhẹ, nó gây ngộ độc thực phẩm, nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây đột biến và phát sinh các căn bệnh ung thư.Vì vậy, việc nhận biết rau an toàn bằng cảm quan hết sức quan trọng. Thông thường, trên các loại rau nhiễm thuốc trừ sâu, nhiễm phân hóa học, bạn có thể nhìn thấy những hạt bụi nhỏ, ngửi thấy mùi vị khác thường. Dưới đây là 5 loại rau phun nhiều thuốc hóa học nhất.

Rau cải



Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

Mướp đắng



Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.

Đậu cô-ve



Những quả đậu cô-ve bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt nấy là kết quả của việc lạm dụng phân bón lá. Nếu tất cả số đậu được bày bán đều không có vết sâu bọ, chứng tỏ đậu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi đưa ra tiêu thụ.

Giá đỗ



Cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường hấp dẫn các bà nội trợ. Thế nhưng, đó là những cọng giá sản xuất từ một công nghệ vô cùng kinh dị.
Khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh. Khi xào, giá sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.

Rau cần nước



Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.

Lưu ý chung

Khi chế biến các loại rau có bẹ như cải, cải thảo... bạn nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó, bạn ngâm rau vào nước muối hoặc nước hòa thuốc tím khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến tiếp.
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng có thể làm sạch phần lớn thuốc trừ sâu, phân bón bám trên rau, nhất là ở các kẽ lá. Ngoài ra, nó còn giúp làm sạch được trứng giun, sán và các chất bẩn bám trên rau.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Ứng dụng trồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa

Ở nước ta, nấm bào ngư chủ yếu mọc hoang dại và có nhiều tên gọi: nấm sò, nấm trắng (theo cách gọi miền Bắc), nấm dai (theo cách gọi miền Nam). Nấm bào ngư thuộc nhóm nấm dị dưỡng, sống hoại sinh, phá hoại gỗ và háo đường. Được trồng tại Việt Nam khoảng 20 năm nay, trên nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, nấm bào ngư luôn phát triển tốt. Theo kết quả nghiên cứu từ ngành chức năng ở nhiều địa phương, nấm bào ngư trồng trên rơm rạ, bã mía, mạt cưa… đều đạt hiệu suất sinh học (nấm tươi trên trọng lượng nguyên liệu khô) cao.

trong-nam-bao-ngu-bang-xo-dua
Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa được ứng dụng tại cù lao Tắc Cậu (xã An Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) từ đầu năm 2006. Kỹ thuật này không chỉ góp phần giải quyết được tình trạng bụi xơ dừa gây ô nhiễm môi trường mà còn mang lại thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống người dân. Mô hình trồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa đang được nhân rộng.
Nấm bào ngư là loài nấm dễ trồng, cho năng suất cao, phẩm chất ngon, có nhiều tính chất quí. Tính về thành phần dinh dưỡng, nấm bào ngư có nhiều chất đường cao hơn cả nấm rơm, nấm mỡ, nấm đông cô. Nấm bào ngư cũng không thua các loại nấm trên về hàm lượng đạm, chất khoáng. Xét về năng lượng, nấm bào ngư cung cấp năng lượng ở mức tối thiểu, thấp hơn nấm đông cô, tương đương với nấm rơm và nấm mỡ, rất thích hợp cho những người ăn kiêng. Ngoài ra, kết quả của các nhà nghiên cứu cho thấy trong nấm bào ngư có chất kháng sinh là Pleurotin, ức chế hoạt động của vi khuẩn gam dương. Nấm bào ngư còn chứa 2 polysaccharit có hoạt tính kháng ung bướu, đồng thời, nấm còn chứa nhiều acid folic, rất cần cho những người bị thiếu máu.
Tại Kiên Giang, sau một năm thử nghiệm, cho thấy nấm bào ngư được trồng trên bụi xơ dừa có kết quả tốt. Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã sản xuất thử 1.000 bịch phôi, tập huấn cho 20 nông dân và tổ chức hội thảo nghiệm thu kết quả ứng dụng kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa tại 5 hộ nông dân. Bắt đầu từ bịch phôi, nông dân sẽ tiếp nhận quy trình kỹ thuật chăm sóc và tưới đón nấm. Trong thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong nhà trồng được giữ ổn định bằng cách tưới và phun liên tục (khoảng 4-6 lần/ngày). Thời gian thu hoạch từ 7-10 ngày/đợt, mỗi vụ thu hoạch từ 3-4 đợt. Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật, nếu áp dụng thực hiện tốt khâu kỹ thuật, năng suất và sản lượng thu hoạch sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình ứng dụng kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa tại huyện Châu Thành, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông dân. Tuy nhiên, do lần đầu tiếp nhận quy trình kỹ thuật mới, nông dân còn xem nhẹ một số công đoạn như hấp thanh trùng, đóng bọc, cấy meo,… nên tỷ lệ nhiễm nấm tạp còn cao. Trong 1.000 bịch phôi, có 828 bịch cho ra nấm với tổng lượng thu 124 kg, năng suất trung bình 150g nấm/bịch. Hộ ông Nguyễn Văn Khỏe và Huỳnh Đức Tài có năng suất cao nhất là 175-200g nấm/bịch phôi. Thấp nhất là hộ ông Lâm Văn Danh, chỉ thu được 30g nấm/bịch. Cá biệt, có khoảng 10% bịch phôi tại 2 hộ Huỳnh Đức Tài và Nguyễn Văn Khoẻ cho năng suất cao khoảng 250-300g nấm/bịch.
Chu trình sống của nấm bào ngư cũng giống như các loài nấm khác, bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính, nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng và cuối cùng là tai nấm; tai nấm sinh ra các đảm bào tử và chu trình lại tiếp tục. Quả thể nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn. Dựa vào hình dạng tai nấm mà có tên gọi cho từng giai đoạn: dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng bán cầu lệch, dạng lá lục bình. Từ giai đoạn phễu sang bán cầu lệch có sự thay đổi về chất, còn từ giai đoạn bán cầu lệch sang dạng lá có sự tăng vọt về lượng. Vì vậy, thu hái nấm bào ngư cần chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá.
Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, độ thông thoáng… Do có hệ thống enzym thủy giải mạnh và đa dạng, nấm bào ngư có khả năng sử dụng nguồn hydratcarbon, nhất là cellulose. Nấm bào ngư là một trong số ít loài có khả năng sử dụng nguồn lignin, nhất là trong thời gian đầu của việc tạo quả thể nấm. Nấm có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, cuống tròn. Mặt dưới mũ nấm có nhiều phiến dẹp, xếp thẳng góc với thân, mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lông nhỏ mịn. Các phiến này chính là phụ tầng của nấm. Mặt trên mũ nấm thường hơi lõm ở giữa, có màu sắc khác nhau tùy theo chủng loại nấm và tuổi của nấm. Tai nấm còn non có màu sắc sậm, hơi tối nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn.
Kỹ sư trồng trọt Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng phòng Nông-Lâm – Ngư nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Trồng nấm bào ngư trên bụi xơ dừa không chỉ góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương do bụi xơ dừa gây ra mà còn góp phần tăng thu nhập cho người dân từ việc tận dụng những khoảng đất trống bỏ hoang xung quanh nhà. Từ 1 bịch phôi (trọng lượng khoảng 1-1,2 kg) nếu được chăm sóc theo đúng quy trình có thể cho ra 250-300g sản phẩm nấm bào ngư”. Chi phí đầu tư cho 1kg nấm bào ngư từ 6-7 ngàn đồng. Sản phẩm nấm bán được từ 12-15 ngàn đồng/kg, người sản xuất có thể lãi 6-8 ngàn đồng/kg. Như vậy với 10.000 bịch phôi bụi xơ dừa có thể sản xuất ra 2.000 kg nấm bào ngư và cho lợi nhuận 12- 16 triệu đồng.
Việc nhân rộng quy trình sản xuất nấm bào ngư trên giá thể bụi xơ dừa ở huyện Châu Thành giúp tạo ra sản phẩm mới cho địa phương, cung cấp thêm nguồn thực phẩm có giá trị về dinh dưỡng. Mặt khác, với khả năng có thể phát triển và nhân rộng ra nhiều hộ nông dân trong thời gian tới, việc triển khai đề tài còn giúp tận dụng nguồn lao động lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình từ việc sử dụng phụ phẩm trong nông nghiệp.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Trồng rau sạch bẳng phương pháp thuỷ canh

Từ lâu người ta đã thường nói "Ăn uống không rau như đau không thuốc" ý muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả đối với đời sống con người. Tuy nhiên, gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm đang tăng vọt và số lượng người phải nhập viện cấp cứu ngày càng nhiều. Nguyên nhân được xác định do rau trái có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Để khắc phục tình trạng trên mô hình trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thuỷ canh phù hợp với người dân ở khu vực đô thị. Có thể tận dụng không gian ở hiên nhà, sân thượng hay hành lang... giúp các gia đình không có vườn đất vẫn có thể tự trồng trọt, cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày.
Theo Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ: Ứng dụng công nghệ thủy canh để sản xuất rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn được Trung tâm phát triển rau đậu Châu Á do tiến sỹ Hideo Imai và David Midmore nghiên cứu và hoàn thiện. Trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh không phải điều chỉnh độ PH do tạo ra chất đệm giữ ổn định độ axit, không phải sục khí và cho nước chảy liên tục. Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố. Mô hình trồng rau thuỷ canh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cây rau hoàn toàn sạch và an toàn. Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thuỷ canh: rau xà lách, rau cải canh, rau húng, rau muống.
Quy trình trồng rau thủy canh khá đơn giản:
Chúng ta chuẩn bị vật liệu chọn hộp xốp có chiều dài 40 cm – 50 cm, cao 15 cm, nylon đen lót hộp, rọ nhựa có đường kính rọ 5 cm, đáy 2,9 cm, cao 7,3 cm, giá thể (trấu hun) và các chất dinh dưỡng đóng can bán trên thị trường. Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà... nơi co ánh nắng mặt trời, làm lưới để che chắn côn trùng, hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp, ny lon đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trưòng thuận lợi cho sự phát triển của rễ,

Ví dụ: Rau cải xanh, xà lách, rau dền, cải trắng khoan 12 lỗ; rau muống, rau húng, rau cải ngọt khoan 20 lỗ. Lót lưới nhựa vào đáy rọ để trấu không rơi xuống dung dịch dinh dưõng, nhồi trấu hun vào rọ, xếp các rọ đã đựng trấu lần lượt vào hộp xốp, xếp khít để tránh đổ trấu vãi ra ngoài (chú ý không nên nén chặt tay).
khoan lỗ vào các hộp có đường kính tương đương với miệng trong nhựa, khoảng cách các lỗ theo mật độ cây trồng.


Có rất nhiều công thức để pha dung dịch thuỷ canh, để có công thức thuỷ canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước chúng ta có thể liên hệ với Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ. Mỗi một túi dinh dưỡng bột sử dụng cho 12 hộp xốp. Để chia được đều ta pha dung dịch mẹ: Cho túi bột dinh dưỡng vào 6 lít nước lã khoắng đều cho tan hết sau đó cho vào mỗi hộp xốp 0,5 lít dung dịch mẹ và lên mực nước cho đủ 12 lít nước/ hộp xốp và khuấy đều là được dung dịch trồng rau. Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Sau khi gieo 7 - 12 ngày tùy vụ, khi cây được 2 lá mầm thì đánh cấy vào rọ đã nhồi sẵn trấu hun sau đó xếp vào hộp xốp, mực nước trong hộp xốp ngập 1/3 rọ nhựa để 3 - 4 ngày rồi xếp lên khay đã đục sẵn lỗ cho từng loại rau.

Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch đối với loại rau thu hoạch một lần như rau cải ngọt, rau cải canh... nếu là rau muống hay rau thơm... là rau thu nhiều lần trên cây cần bổ sung lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch; theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém, những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch đối với cây lưu vụ (rau muống, rau húng); mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Cách làm giàn trồng rau sạch tại nhà

Về đến nhà mẹ nó vẫn còn thức, do hôm nay mẹ có nấu bún với xương nên chờ nó về ăn. Thu hút nó nhất trên bàn ăn là dĩa rau mầm xanh tươi xanh mơn mởn gồm cải mầm và rau mầm. Mẹ bảo: “Rau này là do mẹ trồng trên sân thượng, vừa sạch sẽ, không sợ thuốc trừ sâu, mày ăn rau nhiều vô, cái mặt mày thức khuya nhiều quá nó xám xịt, thấy ghê“. Mặt nó bí xị, nhưng có một sự vui không hề nhẹ, ăn một mạch không còn cọng rau nào. Quá NO !!! Leo lên lầu thay đồ, tắm rửa và nằm đọc sách, rồi bật Discovery (kênh ưa thích của nó) xem 1 tẹo. “Căng da bụng thì chùng da mắt“, nó ngủ lúc nào không hay.

Cái điện thoại reo inh ỏi, biết là trời sáng phải dậy, nhưng ráng nhấn “Snooze“một cái, để 5 phút sau nó reo lại, nó tự nhủ với lòng “5 phút nữa thôi“, nhiều cái “5 phút nữa thôi” trôi qua, và nó cũng vươn vai, giơ cặp chân dài miên man lên không lắc lắc mấy cái, bật dậy.
Trồng rau sạch trên sân thượng
Vườn rau sạch của mẹ nó trên sân thượng

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Cách chọn đất trồng rau sạch an toàn nhất

1. Các nguyên liệu hữu cơ phải được xử lý sạch
Việc xử lý sạch các thành phần phối trộn bao gồm xả nước cho giảm hết lượng phèn tồn dư và dùng hệ nấm men vi sinh xử lý mầm bệnh.
Phân hữu cơ như phân bò, phân gà…phải qua quá trình ủ vi sinh để phân được hoai mục, nếu sử dụng phân trùn quế để phối trộn là tối ưu nhất, nhưng giá thành phân trùn quế chất lượng cao khá đắt nên ít được sử dụng để làm đất sạch.

2. Phân vô cơ bổ sung cho rau trồng phải theo tiêu chí rau an toànViệc dùng thêm một lượng phân vô cơ như super lân, sunphat amôn ( SA), NPK, Urê…vào trong đất sạch sẽ tạo ra hiệu ứng cây và rau trồng phát triển vượt bật nhưng liệu hàm lượng các chất vô cơ có tồn dư trong rau khi thu hoạch.Nên chăng việc dùng phân vô cơ bổ sung khi trồng rau phải chủ động và có hướng dẫn với liều lượng cụ thể như phương pháp trồng rau an toàn, khi đó rau thu hoạch sẽ đảm bảo là rau sạch an toàn cho sức khỏe.
3. Đất trồng rau sạch chưa hẳn thích hợp để trồng rau sạch an toàn
Các loại đất sạch trên thị trường chủ yếu thích hợp dùng để trồng cây kiểng nói chung, riêng đất dùng cho trồng rau sạch cần phải xem xét kỹ về thành phần phối trộn.
Nếu đất trồng mà làm cho rau mau phát triển, lá to xanh bóng mơn mởn thì dứt khoát trong thành phần đất sạch đó có nhiều phân vô cơ trộn vào, vì thế rau trồng hấp thu nhanh hơn.
Do rau xanh là nguồn thức ăn cho gia đình, nhất là đối với người già và trẻ em cần cẩn thận khi trồng rau trên nền đất sạch theo ý nghĩa thông thường.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Cách gieo hạt giống và trồng

        Các loại hạt giống khác nhau thì có sự khác biệt trong kỷ thuật gieo khác nhau, vì các chủng loại hạt quá đa dạng, Đỉnh Phong không có đủ tài liệu gieo trồng từng loại, nhưng khái quát thì nguyên tắc gieo hạt cơ bản như sau:


1. Chuẩn bị vật dụng - chất trồng:

-Chậu nhỏ (hoặc chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa) hoặc khay ươm nếu gieo số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên uơm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí đô ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng...